Why did I choose Creative Commons for my Blog?

When we share, everyone wins.
Creative Commons

Đây cũng là suy nghĩ của mình khi tạo ra trile.dev. Nhưng với mình chia sẻ không có nghĩa là cho đi tất cả, mình vẫn muốn giữ lại một phần cho bản thân mình vì thế mình đã chọn giấy phép CC BY-NC-SA 4.0 cho blog của mình. Bài viết này nhằm nói rõ ý định của mình với những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm tại trile.dev. Ngoài ra nếu bạn đọc cũng có ý định chia sẻ những gì các bạn biết như cũng muốn giữ lại bản quyền thì bài viết này có thể giúp bạn. Vậy nên, đọc tiếp nhé 😸.

What is Creative Commons license?

Giấy phép Creative Commons là một số giấy phép bản quyền được được phát hành bởi tổ chức phi lợi nhuận Creative Commons (CC). Mục đích để cho phép người giữ bản quyền trao cho cộng đồng tất cả hoặc một phần quyền lợi của họ trong khi vẫn giữ lại cho mình một số quyền thông qua các mô hình ghi giấy phép và thỏa thuận khác nhau trong đó có dâng tặng vào phạm vi công cộng hoặc điều khoản giấy phép nội dung mở.

Giấy phép Creative Commons có định nghĩa các “quyền nền tảng” sau:

  • BY (ghi công): người sử dụng cần phải ghi công cho tác giả.
  • NC (không thương mại): người sử dụng có thể sao chép, phân phối, trưng bày, và trình diễn tác phẩm và tạo ra các tác phẩm phái sinh[1] dựa trên tác phẩm gốc chỉ với mục đích phi thương mại.
  • ND (không cho phép tác phẩm phái sinh): người sử dụng có thể sao chép, phân phối, trưng bày và trình diễn nhưng phải đúng nguyên văn, nguyên bản tác phẩm, không được phép có tác phẩm phái sinh từ nó.
  • SA (chia sẻ tương tự): có thể phân phối tác phẩm phái sinh nhưng bắt buộc phải dùng lại giấy phép y hệt như giấy phép đã cấp cho tác phẩm gốc.

Dựa vào các “quyền nền tảng” này mà ta sẽ có các loại 6 loại giấy phép Creative Commons thường dùng:

  1. BY: Đây là yêu cầu bắt buộc trong tất cả các loại giấy phép CC. Giấy phép loại này cho phép người sử dụng sao chép, chỉnh sửa, pha trộn và chia sẻ nội dung tác phẩm gốc cho cả mục đích phi lợi nhuận lẫn thương mại, miễn là phải thừa nhận sự ghi công theo yêu cầu của tác giả.
  2. BY-SA: Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép Ghi công nhưng yêu cầu tác phẩm phái sinh phải được cấp phép theo những điều kiện giống như trong tác phẩm gốc.
  3. BY-ND: Chỉ cho phép sao chụp, chia sẻ tác phẩm ở dạng nguyên vẹn (không được thay đổi hình thức và nội dung tác phẩm gốc) cho mục đích phi lợi nhuận lẫn thương mại.
  4. BY-NC: Chỉ cho phép người sử dụng sao chép, chỉnh sửa, pha trộn và chia sẻ nội dung tác phẩm gốc cho mục đích phi lợi nhuận.
  5. BY-NC-SA: Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép BY (ghi công) - SA (chia sẻ tương tự) nhưng giới hạn chỉ được sử dụng tác phẩm cho mục đích phi lợi nhuận.
  6. BY-NC-ND: Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép BY (ghi công) - ND (không cho phép tác phẩm phái sinh) nhưng giới hạn chỉ được sử dụng tác phẩm cho mục đích phi lợi nhuận.

Why did I choose Creative Commons for my Blog?

Mình đã khẳng định ở bài viết trước về ý muốn chia sẻ kiến thức của mình. Nhưng đối với mình thì việc viết một bài blog thật sự tốn khá nhiều thời gian và công sức. Một bài viết từ lúc có ý tưởng tới lúc public ra có thể mất từ vài ngày tới vài tháng 😹 vì không phải là dân content và đôi khi mình khá lười.

mình chọn BY.

Tất cả kiến thức ở trile.dev là miễn phí và mình cũng không có ý định thêm quảng cáo vào trile.dev nên mình cũng có mong muốn khi các bạn chia sẻ lại kiến thức thì cũng là miễn phí mình chọn NC.

Còn về SA thì mình có hơi cá nhân khi muốn tạo ra một hiệu ứng Domino nếu bạn chia sẻ lại kiến thức từ trang của mình ;)).

Note: với những bạn cũng có ý tưởng chia sẻ kiến thức nhưng lại có góc nhìn khác mình thì có thể tham khảo bài viết Cách để Chọn giấy phép Creative Commons để chọn ra loại giấy phép phù hợp với mình nha.

Reference articles

  1. Theo luật bản quyền, tác phẩm phái sinh là một sự sáng tạo những thành tố lớn, đủ để được bảo hộ bản quyền từ một tác phẩm nguyên thủy đã có. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng định nghĩa: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. 

updatedupdated2020-11-282020-11-28